Sự độc lập của tư pháp Pháp_quyền

Để có được tầm ảnh hưởng trên thực tế, nguyên tắc của nhà nước pháp quyền được đảm bảo bởi sự hiện diện của các cơ quan tố tụng độc lập, có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý khác nhau bằng cách áp dụng đồng thời nguyên tắc hợp pháp vốn có được từ sự tồn tại của một trật tự các quy phạm, và nguyên tắc bình đẳng vốn đối lập với sự xét xử phân biệt giữa các chủ thế pháp lý.Một mô hình như thể dẫn tới sự hiện diện của sự phân chia quyền lực và một hệ thống tư pháp độc lập. Thực tế thì, tư pháp là một phần của Nhà nước, tuy nhiên nó độc lập với quyền lập pháp và tư pháp và được đảm bảo bằng tính công minh của tư pháp trong việc áp dụng cả quy phạm pháp luật.Các cơ quan tư pháp phải đối chiếu các quy phạm khác nhau khi xét xử. Một hiệp ước trái với Hiến pháp có thể bị xem xét bởi cơ quan tư pháp và xem như không có hiệu lực, đó là một hình thức kiểm tra các công ước, tính hợp thức của các luật lệ và văn vản dưới luật được kiểm tra bởi một cơ chế bảo hiến phù hợp với mỗi quốc gia. Như vậy có thể nói Nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự hiện diện của một cơ chế bảo hiến cũng như kiểm tra các điều ước..

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pháp_quyền http://www.eqrolc.ca/eqen.shtml http://www.uiowa.edu/ifdebook/faq/Rule_of_Law.shtm... http://web.archive.org/20071117164902/britishconst... http://www.daihocsuphamsaigon.org/index.php/bienkh... http://www.govindicators.org http://www.icevn.org/vi/HienPhapTri?page=0,7 http://www.inprol.org http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/12/30/... http://cpl.law.cam.ac.uk/past_activities/the_rt_ho... http://cpl.law.cam.ac.uk/past_activities/the_rule_...